Chuyển động Sông_băng

Vết trượt của các kẽ nứt hình xương cá trên sông băng Emmons, núi Rainier

Các sông băng di chuyển, hay chảy xuống núi do trọng lực và sự biến dạng bên trong của băng.[15] Băng hoạt động như một khối rắn dễ vỡ cho đến khi độ dày của nó vượt khoảng 50 m (160 ft). Áp suất trên băng sâu hơn 50 m tạo ra thềm chảy (plastic flow). Ở mức độ phân tử, băng bao gồm các lớp phân tử chồng lên nhau với liên kết tương đối yếu. Khi áp lực lên tầng phía trên vượt quá lực liên kết giữa các tầng, nó sẽ di chuyển nhanh hơn tầng phía dưới.</ref>

Những sông băng thường di chuyển bằng cách trượt ở đáy. Trong quá trình này, sông băng trượt trên địa hình mà nó hình thành, được “bôi trơn” bởi sự hiện diện của nước dạng lỏng. Lượng nước này được tạo thành khi băng tan ra dưới áp suất cao từ nhiệt ma sát. Di chuyển kiểu này thường chiếm ưu thế ở vùng ôn đới, hay ở các sông băng nền ấm.

Vùng đứt gãy và các vết nứt

Các vết nứt trên sông băng Titlis

Phần 50 m (160 ft) trên đỉnh của sông băng khá cứng vì chúng chịu áp suất thấp. Phần ở trên này được biết đến là vùng đứt gãy; nó hầu như di chuyển như một khối duy nhất trên thềm băng vùng bên dưới. Khi một sông băng di chuyển qua địa hình bất thường, các vết nứt được gọi là crevasse được sinh ra ở vùng đứt gãy. Các kẽ nứt này được hình thành do sự chênh lệch vận tốc sông băng. Nếu hai vùng cứng của một sông băng di chuyển với vận tốc và hướng khác nhau, lực biến dạng làm chúng tách ra, tạo thành kẽ nứt. Các kẽ nứt ít khi sâu hơn 150 ft (46 m) nhưng một vài trường hợp có thể sâu đến 1000 ft (300 m) hoặc sâu hơn. Bên dưới điểm này, độ uốn dẻo của sông băng là rất lớn nên các vết nứt không thể hình thành. Các kẽ nứt giao nhau có thể tạo thành các đỉnh băng cô lập, gọi là tảng băng lở (serac).

Các kẽ nứt có thể hình thành theo vài cách khác nhau. Kẽ nứt chiều ngang chảy theo chiều ngang và hình thành ở nơi mà các sườn dốc hơn làm sông băng tăng tốc. Kẽ nứt chiều dọc chảy theo hướng gần song song với sông băng khi mà sông băng mở rộng sang mặt bên. Kẽ nứt ngoài rìa hình thành từ rìa của sông băng, do sự giảm vận tốc gây ra bởi ma sát của vách thung lũng.

Các kẽ nứt làm cho việc đi lại trên sông băng rất nguy hiểm, đặc biệt khi chúng bị ẩn bởi các cầu tuyết dễ vỡ.

Vượt qua một kẽ nứt trên sông băng Easton, núi Baker, phía Bắc Cascade, Hoa Kỳ

Bên dưới đường cân bằng, nước tan từ sông băng tập trung thành các dòng suối. Nước tan ra có thể tạo thành hồ trên đỉnh sông băng hoặc ăn sâu vào sông băng và tạo thành các hố băng (moulin). Những dòng suối bên trong hoặc bên dưới sông băng chảy vào các đường hầm nằm ở giữa hoặc ở dưới sông băng. Chúng đôi khi xuất hiện trở lại tại bề mặt sông băng.[16]

Tốc độ

Tốc độ dịch chuyển của sông băng được quyết định một phần bởi sự ma sát. Sự ma sát làm cho băng tại đáy sông băng di chuyển chậm hơn băng ở đỉnh. Ở các sông băng vùng núi, sự ma sát cũng được tạo thành ở các mặt vách thung lũng, mà làm chậm phần rìa tương đương với phần trung tâm.

Tốc độ trung bình biến đổi rất lớn, nhưng thường thì khoảng 1 m mỗi ngày.[17] Có thể là không có sự chuyển động nào ở các nơi tù túng; ví dụ như ở vài nơi tại Alaska, cây cối có thể mọc trên các lớp trầm tích lắng đọng. Với những trường hợp khác, các sông băng có thể di chuyển nhanh, đến 20 – 30 m mỗi này, chẳng hạn như sông băng Jakobshavn ở Greenland. Vận tốc tăng lên với các thông số tăng dần như sau: độ dốc, độ dày, lượng tuyết rơi, sự tích tụ theo chiều dọc, nhiệt độ tai đáy, lượng nước tan và giảm độ cứng nền đất.

Vài sông băng có những thời kỳ tiến lên rất nhanh, gọi là sự dâng trào. Những sông băng này cho thấy chuyển động bình thường cho đến khi chúng bất ngờ tăng tốc, rồi lại trở về trạng thái cũ. Trong suốt những sự dâng trào này, sông băng có thể đạt đến vận tốc nhanh hơn nhiều so với tốc độ bình thường.[18] Những sự dâng trào này có thể được gây ra bởi sự lỏng lẻo của tầng đá nằm bên dưới, hồ nước tan tại đáy sông băng [19] – có lẽ là được cấp nước từ một hồ nước trên bề mặt sông băng (supra-glacial lake) – hay chỉ đơn giản là sự tích lũy khối lượng vượt quá giới hạn.</ref>

Ở những khu vực có sông băng nơi mà sông băng di chuyển nhanh hơn 1 m mỗi năm, những cơn động đất từ sông băng xảy ra. Chúng là những trận động đất quy mô lớn mà có cường độ địa chấn cao đến 6.1.[20][21] Số trận động đất từ sông băng ở Greenland cao nhất trong mỗi năm là vào các tháng 6, 8 và 9, và hiện vẫn còn tiếp tục tăng. Trong một nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ tháng 1 năm 1993 đến tháng 10 năm 2005, nhiều sự kiện hơn đã được phát hiện kể từ năm 2002, và gấp đôi số lần đó đã được ghi nhận vào năm 2005. Sự tăng lên số lần các trận động đất từ sông băng ở Greenland có thể là phản ứng lại sự ấm lên toàn cầu.[20][21]

Cung nhọn (Ogive)

Các cung nhọn là các chỏm sóng và rãnh luân phiên nhau mà xuất hiện như các dải tối và sáng của băng trên bề mặt sông băng. Chúng có liên kết với sự di chuyển theo mùa của các sông băng; chiều rộng của một dải tối và một dải sáng thường bằng với chuyển động hàng năm của sông băng. Cung nhọn được hình thành khi băng từ thác băng bị vỡ mạnh, làm tăng diện tích bề mặt tiêu mòn trong suốt mùa hè. Điều này tạo ra một vùng đất thấp và không gian cho tuyết tích lũy vào mùa đông, mà sau đó tạo thành chóp.[22] Đôi khi các cung nhọn chỉ gồm các gợn sóng hay các dải màu mà được mô tả là cung nhọn sóng hay cung nhọn dải.[23]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sông_băng http://www.ga.gov.au/education/facts/landforms/aus... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F007772.php http://www.grid.unep.ch/activities/global_change/s... http://amsglossary.allenpress.com/glossary/search?... http://www.beringia.com/centre_info/exhibit.html http://www.britannica.com/EBchecked/topic/234619 http://geology.com/press-release/hawiian-glaciers/ http://www.marstoday.com/news/viewpr.html?pid=1805... http://link.springer.com/referenceworkentry/10.100... http://news.brown.edu/pressreleases/2008/04/martia...